Công dụng của sơn tĩnh điện và quy trình gia công sơn tĩnh điện

lap dat day chuyen son tinh dien ban tu dong toan quoc

Công dụng của sơn tĩnh điện và quy trình gia công sơn tĩnh điện

Khách hàng thường luôn muốn bề mặt sơn phải thật chất lượng. Nhưng để thực hiện điều đó công ty Sơn Hải Thịnh chúng tôi đã áp dụng quy trình gia công một cách tỉ mỉ và cẩn thận để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vậy quy trình gia công sơn tĩnh điện ra như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

Độ bền sơn tĩnh điện mang lại

Sơn tĩnh điện là một vật liệu phủ chất lượng cao được tìm thấy trên những sản phẩm bạn tiếp xúc mỗi ngày. Sản phẩm sơn tĩnh điện có khả năng chống suy giảm chất lượng lớp phủ khi bị tác động bởi môi trường xung quanh như: ánh sáng, độ ẩm, hóa chất, và điều kiện khắc nghiệt khác. Đồng thời, làm giảm các nguy cơ sứt mẻ, trầy xước, phai màu, và các vấn đề khác. Sơn tĩnh điện là một lựa chọn hấp dẫn mà bạn nên thử bởi tính thẩm mỹ và bền bỉ cao.

Độ bền sơn tĩnh điện mang lại

Gia công sơn tĩnh điện gồm các bước nào?

Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi phun sơn tĩnh điện:

Sản phẩm trước khi gia công sơn tĩnh điện đầu tiên phải được xử lý bề mặt. Những việc xử lý bề mặt nhằm mang lại các yêu cầu sau:

  • Sản phẩm sẽ được vệ sinh sạch dầu mỡ công nghiệp, sạch rỉ sét.
  • Sản phẩm không thể rỉ sét trở lại nhờ lớp kẽm trên bề mặt khi xử lý kẽm phốt phát.
  • Tạo một lớp kẽm bao phủ tốt cho việc bám dính giữa màng sơn và kim loại.

Hệ thống gia công sơn tĩnh điện nhúng sản phẩm vào bể hóa chất sau:

  • Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.
  • Bể rửa nước sạch.
  • Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCL.
  • Bể rửa nước sạch
  • Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
  • Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
  • Bể rửa nước sạch.

Các bể này được xây dựng và phủ bằng nhựa Composite và sản phẩm sơn tĩnh điện được đựng trong các rọ làm lưới thép không gỉ, di chuyển qua các bể theo thứ tự trên.

Sấy khô bề mặt trước khi gia công sơn tĩnh điện:

Sau khi xử lý hóa chất phải tiến hành làm khô trước khi gia công sơn bằng lò sấy khô hoặc khò bằng gas. Nhằm mục đích làm khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn tĩnh điện.

Phun sơn tĩnh điện:

Sau khi xử lý bề mặt và sấy khô thì sản phẩm được đưa vào buồng phun sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại nhờ lực tĩnh điện. Vì vậy, buồng phun sơn còn đóng vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư và chống bụi nhờ hệ thống lọc bụi qua filter.

Hấp sơn hoàn tất sản phẩm sơn tĩnh điện:

Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy với nhiệt độ 180 đến 200 độ C và được ủ trong 10 đến 15 phút tùy theo độ dày của sản phẩm mà cài nhiệt độ cho phù hợp.

Kiểm tra, đóng gói sản phẩm:

Sản phẩm khi đã được để nguội, nhân viên sẽ tháo ra khỏi lò và kiểm tra kỹ bề mặt sơn trước khi tiến hành đóng gói.

Quy trình gia công sơn tĩnh điện

Hầu hết các nhà khoa học đều công nhận: rất hiếm công nghệ nào như sơn tĩnh điện, được phát minh đưa vào ứng dụng phục vụ sản xuất, trải qua quy trình gia công vô cùng phức tạp và tỉ mỉ để hoàn thành một sản phẩm hoàn thiện.

Những dịch vụ khác mà công ty Sơn Hải Thịnh cung cấp

Ngoài gia công sơn tĩnh điện thì Sơn Hải Thịnh còn chuyên:

  • Thiết kế dây chuyền sơn.
  • Gia công cơ khí theo yêu cầu.
  • Cung cấp điện.
  • Tư vấn báo giá miễn phí.

Những dịch vụ mà Sơn Hải Thịnh cung cấp

Là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sơn tĩnh điện, chúng tôi cam kết sẽ là đối tác đáng tin cậy. Để trải nghiệm thực tế thì các bạn có thể trực tiếp liên hệ qua:

Công nghệ sơn tĩnh điện được con người phát minh ra để phục vụ nhu cầu của con người dựa theo nguyên lý tĩnh điện. Để áp dụng công nghệ này chúng tôi đã thực hiện quy trình gia công sơn tĩnh điện tạo nên những sản phẩm tĩnh điện có khả năng chống oxy hóa tốt, mang nét thẩm mỹ cho người sử dụng. Mong bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn  thêm nhiều thông tin bổ ích.

Tư vấn 24/7: 0989 333 776