Định nghĩa sơn tĩnh điện ? Quy trình sơn, ưu nhược điểm, bảng màu và ứng dụng trong tĩnh điện.

son tinh dien theo yeu cau

Định nghĩa sơn tĩnh điện ? Quy trình sơn, ưu nhược điểm, bảng màu và ứng dụng trong tĩnh điện.

Sơn tĩnh điện hiện nay trở nên ngày càng thông dụng và phổ biến. Nó là phần không thể thiếu trong các ngành công nghiệp, xây dựng, hàng hải… Với sự bền bỉ cùng với chịu được thời tiết khắc nghiệt, do đó nó được rất ưa chuộng trên thế giới hiện nay. Trong bài viết này chúng ta cùng đi phân tích chi tiết về sơn tĩnh điện là như thế nào, thì mời quý khách cùng tìm hiểu nhé.

Nội Dung Bài Viết  

  1. Sơn tĩnh điện là gì?
  2. Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện
  3. Ưu điểm của sơn tĩnh điện
  4. Các loại màu sơn tĩnh điện
  5. Các sản phẩm ứng dụng sơn tĩnh điện nổi bật trong ngành nhôm kính

Định nghĩa sơn tĩnh điện ?

Sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn khô vì tính chất sử dụng bột sơn tĩnh điện để sơn lên đồ vật, thông qua phương pháp phun sơn tĩnh điện ứng dụng nguyên lí tĩnh điện. Cụ thể, sơn sẽ sử dụng bột sơn được tích điện (+) và dùng súng phun vào bề mặt được tích điện (-) tạo một liên kết vững chắc giữa bột sơn tĩnh điện và vật cần sơn.

SƠN TĨNH ĐIỆN = BỘT SƠN (+) + BỀ MẶT TÍCH ĐIỆN (-)

Phương pháp phun sơn tĩnh điện đang trở nên phổ biến trong cuộc sống

Thành phần sơn bao gồm

Bột sơn tĩnh điện gồm một hợp chất hữu cơ, có thành phần cơ bản là bột màu, nhựa, chất phụ gia

Bề mặt tích điện là các loại kim loại như sắt, nhôm, inox, thép…

Các loại sơn dựa theo tính chất: có 2 loại

Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột sơn tĩnh điện được dùng làm sơn cho sắt, thép, nhôm, inox…

Sơn tĩnh điện ướt: sử dụng dung môi dùng làm sơn cho gỗ, kim loại, nhựa…

Các loại sơn dựa theo chức năng: có 4 loại

SƠN EPOXY: các loại sơn này sử dụng khi chống ăn mòn, va đập và bám dính.

SƠN POLYESTE: là loại thông thường và phổ biến nhất, có nhiều ưu điểm như độ bền cao, chịu được ánh nắng mặt trời.

SƠN ACRYLIC: có chủ yếu trong lớp sơn trong, acrylic tạo ra độ mịn màng bề mặt và còn có khả năng kháng hóa chất rất tốt.

SƠN FLUOROPOLYMER: chủ yếu sử dụng cho sơn ngoài trời.

san pham son tinh dien

Ứng dụng của sơn tĩnh điện hiện nay

Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng cho nhiều ngành như ngành hàng không, ngành điện tử, ngành dân dụng, ngành công nghiệp chế tạo xe, ngành nhôm kính…

Sơn tĩnh điện được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp

Trong ngành vật liệu xây dựng, sơn được sử dụng khá nhiều. Đặc biệt, trong ngành cửa nhôm kính bởi đặc tính bền màu, không bị phai màu bởi thời tiết, giữ được tính thẩm mỹ cho công trình

Sơn tĩnh điện được ứng dụng trong rất nhiều hệ nhôm. Các hệ nhôm từ tầm trung bình như nhôm 700, nhôm 1000; các loại nhôm trong nước và các dòng nhôm cao cấp như nhôm Xingfa tem đỏ đều sử dụng phương pháp phun sơn tĩnh điện.

Sắt cũng có thể sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện. Nhưng hiện nay cách này ít được sử dụng phổ biến như nhôm. Bởi nhược điểm cửa sắt sơn tĩnh điện dễ bị oxi hóa, ăn mòn trong môi trường tự nhiên, ngay cả khi có sử dụng lớp sơn tốt đi nữa.

Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn tĩnh điện :

Sản phẩm (kim loại) mang tới công ty sơn tĩnh điện Hải Thịnh chúng tôi sẽ được xử lý kỹ bề mặt bằng  tẩy rửa. Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm làm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí tạo ra), sạch rỉ sét. Tạo bề mặt tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại. Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.

Quy trình xử lý bề mặt sắt, thép sơn tĩnh điện bằng phương pháp nhúng:

A, Bể kiềm hóa

Tác dụng tẩy dầu mỡ

Thời gian: 15 ÷ 20 phút

Bể làm bằng bê tông bọc nhựa composite

Sử dụng hóa chất:  LPCLEANER P28

Thêm tác nhân hỗ trợ: sục khí, tác động cơ học.

B, Bể Rửa nước

Thời gian: 2 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Bể nước chảy tràn khi hoạt động cường độ cao.

C, Bể Tẩy gỉ sắt

Tác dụng tẩy gỉ sắt

Thời gian : 10 ÷ 15  phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Sử dụng hóa chất: axit  H2SO4

D, Bể Rửa nước

Thời gian: 2 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Bể nước chảy tràn khi hoạt động cường độ cao.

Bể Định hình

E, Tác dụng định hình bề mặt

Thời gian: 1 ÷ 2  phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Sử dụng hóa chất:  ĐH – PP

Chú ý kiểm tra pH = 8 ÷ 10. Hạn chế bị nhiễm

F, Bể Phosphate

Tác dụng tạo bề mặt phosphate

Thời gian: 10 ÷ 5 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Sử dụng hóa chất: PHOSPHATE PP – 09, Chất tăng tốc  CATALYST TT – 35, Chất trung hòa Na2CO3

Không pha trước 3 giờ chất tăng tốc vào bể.

G, Bể Rửa nước

Thời gian: 2 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Bể nước chảy tràn khi hoạt động cường độ cao. Bể nước tránh bị nhiễm

Quy trình xử lý nhôm sơn tĩnh điện bằng phương pháp nhúng:

Bể mài mòn nhôm

Tác dụng tẩy dầu mỡ

Thời gian: 15 ÷ 20 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Sử dụng hóa chất:  mài mòn nhôm

Bể Rửa nước

Thời gian: 2 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Bể nước chảy tràn khi hoạt động cường độ cao. Bể nước tránh bị nhiễm

Bể crommate nhôm

Tác dụng tạo lớp màng crommate

Thời gian: : 3÷ 10 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Sử dụng hóa chất: LP CR8

Bể Rửa nước

Thời gian: 2 phút

Bể làm bằng bê  tông bọc nhựa composite

Bể nước chảy tràn khi hoạt động cường độ cao. Bể nước tránh bị nhiễm

bể xử lý sơn tĩnh điện

Tại sao phải xử lý bề mặt xem tại đây >>>>

Bước 2: Sấy khô bề mặt trước khi phun sơn tĩnh điện:

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô tự động có chức năng sấy khô hơi nước làm khô sản phẩm trước khi sơn. Sản phẩm được xếp trong dọ và được cẩu tự hành chuyển vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng việc đốt Gas.

Bước 3: Sơn tĩnh điện sản phẩm:

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun sơn. Việc phun sơn được Robot tự động sơn hoặc sơn bằng tay, với những sản phẩm có góc cạnh phức tạp hoặc cần sơn chi tiết nhỏ có thể dùng súng sơn thủ công trong buồng sơn.

Buồng phun sơn có 2 dạng phun:

Loại 1 súng phun: Vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng phun sơn và sử dụng súng cầm tay để sơn.

Loại 4 súng phun (buồng phun đôi, buồng phun đối xứng): Vật cần sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 4 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm đảm bảo vật cần sơn được phủ kín và đều trên bề mặt sản phẩm  .

Bước 4: Sấy chín sơn và hoàn tất sản phẩm

Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180 – 200 độ C trong 30 phút và ủ nhiệt 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng việc đốt Gas.

 

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Đặc điểm của sơn tĩnh điện khô

Công nghệ sơn tĩnh điện khô hay người ta còn gọi là sơn bột được ứng dụng để sản xuất các mặt hàng được làm từ vật liệu kim loại như sắt, thép, hay nhôm, inox…

Sản phẩm khi được phủ sơn bằng sơn tĩnh điện bột thường không cần phải sơn lót, lượng sơn dư thừa có thể thu hồi và tái sử dụng một cách dễ dàng. Do đó, chi phí sơn thấp, rất có lợi đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra sơn bột không sử dụng dung môi nên rất an toàn với người thợ và không gây ô nhiễm môi trường.

Đặc điểm của công nghệ sơn ướt

Công nghệ sơn ướt là công nghệ sử dụng dung môi, do đó khả năng gây ô nhiễm môi trường là khá cao. Lượng sơn dư thừa sẽ không thể thu hồi lại và tái sử dụng trong những lần sơn kế tiếp, vì vậy chi phí đầu tư sơn khá cao. Sơn tĩnh điện ướt có thể áp dụng để sơn rất nhiều các sản phẩm khác nhau được làm từ nhựa, kim loại, gỗ…

Trước khi được phun sơn thì sản phẩm cần phải được làm sạch bề mặt ở hệ thống bể xử lý trong dây chuyền sơn tĩnh điện. Sau khi làm sạch thì sản phẩm được chuyển qua bộ phận lò sấy, tại đây thì người công nhân sẽ mở lò sấy và đưa sản phẩm vào sấy khô ở nhiệt độ thích hợp.

Khi sản phẩm sấy khô xong sẽ được tiến hành phun sơn tĩnh điện ở buồng phun sơn. Quá trình phun sơn có thể được diễn ra hoàn toàn tự động hoặc có thể sẽ được người thợ sơn sử dụng súng phun sơn tĩnh điện và phủ sơn lên bề mặt sản phẩm. Khi đã hoàn thành công đoạn sơn thì sản phẩm sẽ được chuyển qua lò sấy sơn trong mức nhiệt độ chuẩn và thời gian thích hợp. Khi sấy khô sơn xong hệ thống sẽ báo tín hiệu. Người thợ có nhiệm vụ lấy sản phẩm ra và kiểm tra rồi đóng gói sản phẩm.

Các loại màu sơn tĩnh điện

Màu sơn tĩnh điện khá đa dạng, không chỉ có thế sơn còn có thể tạo sắc thái thay vì chỉ có thể phun trơn. Bạn có thể tạo độ bóng, nhăn, mờ, cát hoặc nhám cho bề mặt sơn; ứng dụng cho các sản phẩm được sử dụng trong nhà hoặc dùng nhiều ngoài trời.

Các hiệu ứng (sắc thái) sơn này cũng làm giảm nguy cơ trầy, xước, phai màu, ăn mòn hay các vấn đề khác so với sơn thường.

Các loại màu sơn tĩnh điện bao gồm

Màu sơn tĩnh điện đen tuyền

Màu sơn tĩnh điện xám trắng, xám ghi

Màu trắng sứ

Màu vân gỗ, giả vân gỗ

Màu kim tượng

Các màu sơn tĩnh điện khác

các loại màu sơn tĩnh điện

Các sản phẩm ứng dụng sơn tĩnh điện nổi bật

Sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp ứng cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực có độ bền và thẩm mỹ cao, đặc biệt là đối với các mặt hàng dân dụng, trang trí nội thất, thiết bị dụng cụ trong ngành giáo dục, y tế, xây dựng, điện lực,cầu đường…

Trong lĩnh vực xây dựng nói chung, nhôm kính nói riêng, công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng hết sức rộng rãi và phổ biến, đặc biệt hệ thống nhôm sử dụng bên ngoài công trình, đảm bảo được chất lượng, bền đẹp theo thời gian.

Mọi thông tin liên hệ lấy giá gia công sơn tại đây

son tinh dien ho chi minh

Tư vấn 24/7: 0989 333 776